Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu
Chùa Cầu

Giới thiệu

Giá: 80,000VNĐ-120,000VNĐ

Số điện thoại: 0235.3862367

Thời gian tham quan tại một điểm: 30 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 9:30 CH

Email: ttqlbtdt@gmail.com

Địa chỉ: Trần Phú, Phường Minh An, TP Hoi An, Tỉnh Quảng Nam

Chùa Cầu nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú- Hội An, còn được gọi là cầu Nhật Bản, là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cách nay hơn 400 năm.Trải qua biến cố thăng trầm của thời gian, công trình vẫn lưu giữ những giá trị to lớn về kiến trúc, văn hóa, lịch sử thể hiện sự kết nối giữa các cộng đồng cư dân Việt-Nhật-Hoa tại thương cảng Hội An xưa, là tài sản vô giá của các thế hệ người Hội An và chính thức được chọn là biểu tượng của thành phố. Cây cầu có mái che với lối kiến trúc khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp, xưa dùng làm nơi buôn bán, nghỉ mát. Mặt chính phần chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng.Gọi là chùa tuy nhiên cư dân lại thờ thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần gắn liền với chức năng trị thủy, đem lại cuộc sống an bình, mưa thuận gió hòa cho các cộng đồng cư ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Cầu nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú- Hội An, còn được gọi là cầu Nhật Bản, là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cách nay hơn 400 năm.Trải qua biến cố thăng trầm của thời gian, công trình vẫn lưu giữ những giá trị to lớn về kiến trúc, văn hóa, lịch sử thể hiện sự kết nối giữa các cộng đồng cư dân Việt-Nhật-Hoa tại thương cảng Hội An xưa, là tài sản vô giá của các thế hệ người Hội An và chính thức được chọn là biểu tượng của thành phố.
Cây cầu có mái che với lối kiến trúc khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp, xưa dùng làm nơi buôn bán, nghỉ mát. Mặt chính phần chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng.Gọi là chùa tuy nhiên cư dân lại thờ thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần gắn liền với chức năng trị thủy, đem lại cuộc sống an bình, mưa thuận gió hòa cho các cộng đồng cư dân. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa. Hai đầu cầu có hai cặp tượng gỗ, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ với nhiều kiến giải độc đáo của cư dân địa phương. Năm 1719, nhân một lần tuần du đến Hội An, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban tặng ba chữ “Lai Viễn Kiểu” với hàm ý cầu đón khách phương xa, ngày nay vẫn được đặt trang trọng ngay lối ra vào phần chùa.
 Di tích Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Hiện nay, Chùa Cầu là điểm tham quan không thể thiếu của bất cứ du khách nào khi đến với phố cổ Hội An. Hình ảnh công trình cũng được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 20.000 VNĐ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm 2006.

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm