Dinh trấn Thanh Chiêm
Dinh trấn Thanh Chiêm

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0235.3867371

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: pvhtt.dienban@quangnam.gov.vn

Địa chỉ: Xã Điện Phương, TX Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

Trên Quốc lộ 1A, khi đi qua sông Thu Bồn - con sông chính của đất Quảng Nam, du khách thường dừng ở bên bờ bắc cầu Câu Lâu cũ (còn gọi là cầu Mống) để thưởng thức món đặc sản “bê thui cầu Mống” hay dừng cách đó không xa chừng 100m về phía bắc là làng đúc đồng Phước Kiều - nơi chế tác hàng nghìn chiếc chiêng cho cư dân bản địa Trường Sơn - Tây Nguyên hàng trăm năm qua để xem các nghệ nhân trình nghề, mua sản phẩm của làng nghề. Làng quê bên bờ bắc sông Thu này-ngày xưa có tên sông chợ Củi (Sài Giang)chảy về Cửa Đại (Hội An) nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn này vốn là vùng đất một thời vang bóng - Dinh trấn Thanh Chiêm. Ngược dòng lịch sử, vùng đất này là địa giới cuối của Đại Việt - vùng đất bờ bắc sông Thu Bồn sau đám cưới Huyền Trân công chúa với vua Chiêm Chế Mân năm Bính Ngọ 1306, khi vua Chiêm dâng sính lễ là hai châu Ô,Lý, sau này nhà Trần đổi thành Thuận châu, Hóa châu. Đến thời nhà Hồ (từ 1402-1404) tiếp tục cuộc ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Trên Quốc lộ 1A, khi đi qua sông Thu Bồn - con sông chính của đất Quảng Nam, du khách thường dừng ở bên bờ bắc cầu Câu Lâu cũ (còn gọi là cầu Mống) để thưởng thức món đặc sản “bê thui cầu Mống” hay dừng cách đó không xa chừng 100m về phía bắc là làng đúc đồng Phước Kiều - nơi chế tác hàng nghìn chiếc chiêng cho cư dân bản địa Trường Sơn - Tây Nguyên hàng trăm năm qua để xem các nghệ nhân trình nghề, mua sản phẩm của làng nghề.

Làng quê bên bờ bắc sông Thu này-ngày xưa có tên sông chợ Củi (Sài Giang)chảy về Cửa Đại (Hội An) nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn này vốn là vùng đất một thời vang bóng - Dinh trấn Thanh Chiêm.


Ngược dòng lịch sử, vùng đất này là địa giới cuối của Đại Việt - vùng đất bờ bắc sông Thu Bồn sau đám cưới Huyền Trân ng chúa với vua Chiêm Chế Mân năm Bính Ngọ 1306, khi vua Chiêm dâng sính lễ là hai châu Ô,Lý, sau này nhà Trần đổi thành Thuận châu, Hóa châu. Đến thời nhà Hồ (từ 1402-1404) tiếp tục cuộc mở đất, lập bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bao gồm đất Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay.Sau chiến thắng Trà Bàn của vua Lê Thánh Tôn (1471), Quảng Nam Thừa tuyên đạo được thành lập, biên giới nước Việt kéo dài đến núi Thạch Bi (Phú Yên).Năm 1558, Đoan quận ng Nguyễn Hoàng –con thứ hai của Nguyễn Kim được vua Lê cho vào trấn thủ trấn Thuận Hóa theo kế sách “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm tránh thế lực nhà Trịnh. Năm 1570, Nguyễn Hoàng được nhà vua cho kiêm lãnh trấn Quảng Nam.Tháng 7 năm Nhâm Dần (1602), chúa Tiên Nguyễn Hoàng thành lập Dinh trấn Quảng Nam ban đầu tại xã Cần Húc, huyện Duy Xuyên sau dời về Thanh Chiêm huyện Điện Bàn.Ba năm sau, chúa cho tách huyện Điện Bàn lúc đó  thuộc trấn Thuận Hóa ra khỏi Thuận Hóa, thăng làm phủ lãnh 5 huyện: Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu.Cũng vào năm này, phủ Hoài Nhân được đổi thành phủ Quy Nhơn, cũng trực thuộc Quảng Nam Dinh.
 

Nhà nghiên cứu Phan Khoang (sách “Việt sử xứ Đàng Trong”- NXB Khai Trí, Sài Gòn 1971) nói về sự ra đời của dinh Thanh Chiêm như sau “…Sau khi ở Đông Đô về (1600), Đoan quận ng dời Dinh sang phía đông  dinh Ái Tử trước kia, bấy giờ gọi là Dinh Cát, rồi nhân nhận thấy trấn Quảng Nam đất tốt, dân đông , sản vật giàu có, số thuế thu vào nhiều hơn đất Thuận Hóa mà số quân thì cung bằng quá nửa, nên có ý kinh doanh đất này.Hoằng Định năm thứ ba (1602) chúa đi chơi núi Hải Vân, thấy núi non hiểm trở, phán rằng “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”, Chúa lại vượt qua núi xem xét hình thế , sai lập dinh ở xã Cần Húc (sau này là làng Vân Đông kề làng Thanh Chiêm-NV), xây kho tàng, chứa lương thực, rồi sai ng tử thứ sáu là Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ”

Dinh trấn Quảng Nam hay Thanh Chiêm, người phương Tây thời đó gọi là Cac-ciam hay Dinh ciam-Dinh Chiêm, Kẻ Chiêm, Kẻ Chàm.Tên địa danh gợi nhớ đến tên vùng đất của người Chiêm trước đó.Thanh Chiêm chỉ cách Hội An 6 dặm (gần 9 km) nên rất thuận tiện cho việc kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa và ngoại thương, cũng như tiện việc giao tiếp với thương nhân nước ngoài thời đó.Thanh Chiêm nằm  ngay trên đường thiên lý Bắc Nam và ngoài thủy lộ chính Thu Bồn, Thanh Chiêm còn nối với Touron (Đà Nẵng) qua sông Vĩnh Điện.

Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò hết sức quan trọng với sự thăng hoa của Hội An phố (Faifo)-nơi có Đại Chiêm hải khẩu-  với chính sách ngoại thương thoáng mở của các chúa Nguyễn như chính sách “trú đông”, “lưu đông” hay cho thương nhân nước ngoài cư trú vô thời hạn, được dựng làng, lập phố có chế độ “tự quản riêng” như trường hợp “Phố Hoa”, “Phố Nhật” ở Hội An.Trong khoảng thời gian từ 1604 đến 1634 số thương thuyền Nhật đến Hội An hiếm tới một phần tư số hương thuyền Nhật cập bến các nước Đông Nam Á.

Dinh trấn Thanh Chiêm được coi là thủ phủ thứ hai ở Đàng Trong sau Thuận Hóa.Vua Gia Long nhận định Thanh Chiêm là “cựu đô” (Kinh đô xưa). Dưới thời các chúa Nguyễn, Thanh Chiêm là nơi thực tập, tập sự việc quản lý, điều hành đất nước của các “thế tử”.Về quân sự, do nằm bên bờ sông lớn, vị trí giao thông thuận lợi giữa miền ngược với miền xuôi, nam với bắc, đất liền và biển nên Thanh Chiên từng là căn cứ thủy quân lớn mạnh từng làm nên chiến thắng khi đánh với hạm đội Hà Lan năm 1644 và với hệ thống kho chứa lớn Thanh Chiêm là cơ sở hậu cần vững chãi của quân Đàng Trong nhờ đó các chúa Nguyễn đánh bại 7 cuộc tấn ng lớn của quân Trịnh vào các năm 1627, 1633, 1643, 1648, 1660, 1661, 1672.Thanh Chiêm thực sự là bàn đạp để quân dân người Việt tiến hành cuộc Nam tiến, mở cõi về phương Nam.

Nhưng một thành tựu vô cùng lớn của Thanh Chiêm là về mặt văn hóa. Trục văn hóa Hội An - Thanh Chiêm (sau này là La Qua - với nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh) là nơi du nhập đạo Thiên Chúa sớm nhất ở Đàng Trong. Tại Hội An và Thanh Chiêm, từ năm 1621 đến 1625, linh mục Francisco de Pina đã học tiếng Việt, truyền đạo bằng tiếng Việt và dạy cho hai giáo sĩ là Alexandre Rhodes, người Pháp và Antonio Fonte, người Bồ Đào Nha. F. de Pina cũng đồng thời viết hai tài liệu giảng dạy “Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và “Ngữ pháp tiếng Việt”.

 Thanh Chiêm từng được các vua nhà Nguyễn phục hồi, tái thiết nhưng bất thành. Ngày nay thành cũ không còn do bao biến cố, dâu bể, chiến tranh. Thành cổ chỉ còn những vết tích nền móng như tàu tượng, kho súng, kho lương, phường đúc, gò sứ… tản mác đó đây. Thanh Chiêm còn đó ngôi nhà thờ Phước Kiều, tương truyền xây lại trên nền xưa (nhà thờ Thiên Chúa giáo xây năm 1625, do F. de Pina làm Cha bề trên quản nhiệm trú), làng nghề đúc đồng Phước Kiều, đình làng An Nhơn, chùa Nhơn An, Nhà thờ Bà chúa Tằm tang Đoàn Thị Ngọc và đặc biệt chính diện nhà thờ Tiền hiền, trước trường THCS Nguyễn Du, năm 2007 - kỷ niệm 405 Dinh trấn Thanh Chiêm - văn bia Dinh trấn Thanh Chiêm đã được dân làng dựng khắc. Văn bia có câu: “Xứ Thanh Chiêm xưa là dinh trấn/Hậu cần cho chúa Nguyễn khai cơ/ Đất phương Nam cò bay thẳng cánh/ Phố sông Hoài thuyền đậu buồm giăng/ Cũng do từ Thanh Chiêm khởi phát…”

Với những người ham mê học thuật, những người yêu văn hóa, lịch sử, văn học -Thanh Chiêm chính là quê hương của nhà “Quảng học” quá cố (chữ của nhà sử học Dương Trung Quốc) nhà văn Nguyễn Văn Xuân.

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực