Tháp Bằng An

Phường Điện An, TX Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
pvhtt.dienban@quangnam.gov.vn
0235 3867371

Mô tả

Tháp Bằng An thuộc khối phố Bằng An Trung, Phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm sát đường 609 (nối Vĩnh Điện với Ái Nghĩa), công trình kiến trúc của Tháp còn tương đối nguyên vẹn.Theo các nhà nghiên cứu, thì tháp Bằng An được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ thứ X, có kiến trúc độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào, tồn tại ngày hôm nay trên cả nước. 

Nhìn tổng thể, Tháp Bằng An mang hình linga (dương vật), nằm giữa không gian rộng thoáng. Linga biểu tượng của thần Siva, nơi đây dùng làm nơi thờ cúng và tế lễ của người Chăm. Tháp được xây theo hình bát giác, mỗi cạnh  dài 4m, cao 21m5. Bên trong thờ một Linga bằng đá (hiện nay chỉ còn bệ thờ). Phía trước tháp hiện còn hai con vật bằng đá: Sư tử và voi.

Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm hai phần: Tiền sảnh và Điện thờ. Mọi ấn tượng của Bằng An được tập trung ở Điện thờ. Khác hẳn với các dạng thường gặp ở những tháp Chămpa khác, Điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác, không có các yếu tố trang trí đặc trưng như: cột ốp, cửa giả, hoa văn. Nhìn từ xa, Điện thờ của Bằng An được thấy ba phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong thu dần về phía đỉnh. Tỷ lệ và hình dáng của Điện thờ như một khối Linga khổng lồ cao gần 21m, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni. Có thể coi Bằng An chính là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Chămpa thể hiện bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.

Năm 1943, do chiến tranh tàn phá, Tháp bị hư hại phần tiền sảnh, các kỷ sư người Pháp đã tiến hành trùng tu. Nhưng tiếc thay không nắm vững kỹ thuật, người Pháp đã xây gạch bằng xi măng (mạch hồ rộng), do đó đã phá vỡ kiến trúc độc đáo của người Chăm (giữa các viên gạch xây không có mạch hồ).           

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, Tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc, liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Do đó năm 1989, Tháp Bằng An được Bộ Văn hoá công nhận là di tích cấp

Di tích lịch sử Tháp Bằng An  được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia số 100/VH/QĐ vào năm 1989. Di tích thuộc khối phố Bằng An, xã Điện An, huyện Đện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Với diện tích bảo vệ di tích là 22.400m2.

Tháp Bằng An được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích theo quyết định số 100-VH/QĐ ngày 21 tháng 01 năm 1989

Điểm lân cận

Bản đồ