Di tích giếng nhà Nhì
Di tích giếng nhà Nhì
Di tích giếng nhà Nhì

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0235.3867371

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: pvhtt.dienban@quangnam.gov.vn

Địa chỉ: Thôn 5 Phường Điện Ngọc, TX Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

Di tích Giếng Nhà Nhì thuộc khối phố Ngân Giang, phường  Điện Ngọc, thị xã Đện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Với diện tích bảo vệ di tích là 10.111m2 là một trong những nơi diễn tra trận đánh trong phong trào đồng khởi phá kèm có tiếng vang lớn trong cả nước. Đó là vào năm 1962, các đồng chí lãnh đạo huyện họp bàn kế hoạch đồng khởi. Xác định rõ những 7 xã trọng điểm là Thanh Sơn (Điện Tiến), Thanh Trung (Điện Hoà), Kỳ Minh (Điện Thọ), Phú Mỹ (Điện Quang), Kỳ Tân (Điện Hồng), Thanh Thủy (Điện Ngọc) và ngày 26/4/1962 đã phát động quần chúng dứng lên, diệt ác phá kìm ở các xã này. Tại  Điện Bàn, Đội đặc công của tỉnh, được giao nhiệm vụ tổ chức thọc sâu về vùng cát Điện Nam - Điện Ngọc đánh thu hút địch, tạo điều kiện cho các xã vùng A, B của huyện nổi dậy phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ . Đội có 7 người, do đồng chí Hiền (Lê Tấn Viễn) làm đội trưởng, Võ Như Hưng- đội phó và các đội viên gồm Đặng Thật, Nguyễn Rìu, Nguyễn Sỹ, Trần ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bình luận và Đánh giá

/ 5
đánh giá

Bạn cần phải hoặc Đăng ký tài khoản mới để được bình luận.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Di tích Giếng Nhà Nhì thuộc khối phố Ngân Giang, phường  Điện Ngọc, thị xã Đện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Với diện tích bảo vệ di tích là 10.111mlà một trong những nơi diễn tra trận đánh trong phong trào đồng khởi phá kèm có tiếng vang lớn trong cả nước. Đó là vào năm 1962, các đồng chí lãnh đạo huyện họp bàn kế hoạch đồng khởi. Xác định rõ những 7 xã trọng điểm là Thanh Sơn (Điện Tiến), Thanh Trung (Điện Hoà), Kỳ Minh (Điện Thọ), Phú Mỹ (Điện Quang), Kỳ Tân (Điện Hồng), Thanh Thủy (Điện Ngọc) và ngày 26/4/1962 đã phát động quần chúng dứng lên, diệt ác phá kìm ở các xã này.

Tại  Điện Bàn, Đội đặc công của tỉnh, được giao nhiệm vụ tổ chức thọc sâu về vùng cát Điện Nam - Điện Ngọc đánh thu hút địch, tạo điều kiện cho các xã vùng A, B của huyện nổi dậy phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ . Đội có 7 người, do đồng chí Hiền (Lê Tấn Viễn) làm đội trưởng, Võ Như Hưng- đội phó và các đội viên gồm Đặng Thật, Nguyễn Rìu, Nguyễn Sỹ, Trần Thọ, Trần Đại Nghĩa cùng 3 cán bộ của huyện Điện Bàn là Võ Tiến (tức Thụ) -Thường vụ Huyện ủy, Lê Tựu và Đặng Bảo Chí.

Trận đánh diễn ra trong sự chênh lệch quá lớn về lực lượng. Ta chỉ có 10 chiến sĩ, trang bị 8 tiểu liên, 2 súng ngắn, 2kg thuốc nổ TNT, và mỗi chiến sĩ được trang bị 150 viên đạn và một ít lựu đạn. Địch phát hiện và điều 1 đại đội biệt kích, 10 trung đội bảo an, dân vệ (khoảng 500 lính) được đầy đủ vủ khí và phương tiện thông tin liên lạc bao vây. Nhưng với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “lấy vũ khí địch đánh địch”, “mỗi viên đạn một quân thù” các chiến sĩ ta đã quần lộn đánh địch suốt chiều dài của vùng đất Điện Nam và Điện Ngọc, cuối cùng địch dồn lực lượng bao vây, đội phải trụ tại giếng cạn nhà bà Nhì (Điện Ngọc), hơn 4 tiếng đồng hồ đội đã đẩy lùi hàng chục đợt tấn công, tiêu diệt gần trăm tên địch. Ta tổn thất 4 đồng chí hi sinh, 1 bị thương. Sau trận đánh vẻ vang này, Đ/c Lê Tấn Hiền (Viễn) được cử đi báo cáo thành tích tại quân Khu.

Chiến công to lớn của đội công tác đã được MTDTGP Khu Trung Trung Bộ phong tặng danh hiệu Bảy dũng sĩ Điện Ngọc và tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất.

Di tích lịch sử Giếng Nhà Nhì  được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại quyết định số 839/QĐ  vào năm 1990. 

 

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực