Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 8:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: bathubon@gmail.com

Địa chỉ: Xã Duy Tân, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam

Môi hồng mắt biếc Dung nghi rực rỡ. Sử sách gọi Người là Bô Bô Phu Nhân. Chúng ta gọi Người là Mẹ Thu Bồn hiển linh. (Vũ Đức Sao Biển - Vinh danh Mẹ Thu Bồn). Theo hướng Tây của huyện Duy Xuyên trên tuyến Nam Phước đi ngã ba Kiểm Lâm khoảng 20km, tiếp tục về hướng Tây dọc ven bờ Nam sông Thu khoảng 8km là đến thôn Thu Bồn Đông xã Duy Tân. Đây là di tích lăng Bà Thu Bồn nằm phía sau chùa Thu Bồn.  Không rõ niên đại xây dựng lăng Bà Thu Bồn, chỉ biết lăng được xây dựng trên nền móng của một công trình kiến trúc hay đền tháp Chăm pa xưa cũ. Nhiều di vật đã minh chứng điều đó như bia đá khắc Phạn ngữ cổ (Sankrit), rất nhiều gạch và nhiều tượng Phật. Ngày nay, con đường xưa chỉ còn là một kiệt (hẻm) nhỏ trong làng, nhưng dân gian vẫn còn lưu truyền tên gọi kiệt Ông Phật.  Trước đây, lăng Bà rất nhỏ, chỉ đủ đặt bàn án thờ và mộ Bà. Năm 2003, lăng Bà được xây mới khang trang hơn, trên một khuôn viên thoáng rộng rất tiện lợi cho ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Môi hồng mắt biếc
Dung nghi rực rỡ.
Sử sách gọi Người là Bô Bô Phu Nhân.
Chúng ta gọi Người là Mẹ Thu Bồn hiển linh.
(Vũ Đức Sao Biển - Vinh danh Mẹ Thu Bồn).

Theo hướng Tây của huyện Duy Xuyên trên tuyến Nam Phước đi ngã ba Kiểm Lâm khoảng 20km, tiếp tục về hướng Tây dọc ven bờ Nam sông Thu khoảng 8km là đến thôn Thu Bồn Đông xã Duy Tân. Đây là di tích lăng Bà Thu Bồn nằm phía sau chùa Thu Bồn. 

Không rõ niên đại xây dựng lăng Bà Thu Bồn, chỉ biết lăng được xây dựng trên nền móng của một công trình kiến trúc hay đền tháp Chăm pa xưa cũ. Nhiều di vật đã minh chứng điều đó như bia đá khắc Phạn ngữ cổ (Sankrit), rất nhiều gạch và nhiều tượng Phật. Ngày nay, con đường xưa chỉ còn là một kiệt (hẻm) nhỏ trong làng, nhưng dân gian vẫn còn lưu truyền tên gọi kiệt Ông Phật. 
Trước đây, lăng Bà rất nhỏ, chỉ đủ đặt bàn án thờ và mộ Bà. Năm 2003, lăng Bà được xây mới khang trang hơn, trên một khuôn viên thoáng rộng rất tiện lợi cho việc tổ chức lễ hội lệ  Bà hằng năm. Lăng Bà Thu Bồn hay Bô Bô Phu Nhân, gắn với lễ hội dân gian truyền thống địa phương.
Có rất nhiều truyền thuyết và thoại sử kể về Bà Thu Bồn. Người dân Thu Bồn thường nhắc tới Bà với lòng thành kính thiêng liêng, làm cho truyền thuyết về Bà vốn đã hư ảo, chồng chất nhiều lớp văn hóa sớm, muộn và đa nghĩa khác nhau. 
Chuyện kể rằng xưa, có hai vợ chồng ông bà phú hộ sinh được một người con gái. Mới lọt lòng mẹ, cô đã có mái tóc dài ngang lưng và rất xinh đẹp. Đặc biệt lúc mới chào đời, cô cười giòn chứ không khóc như bao đứa trẻ khác. Nghe chuyện lạ đời, người khắp nơi đổ đến xem, ai ai cũng cảm mến. 
Lên năm tuổi, cô đã biết dùng các loại lá, rễ cây trong vườn để chữa bệnh cho người và gia súc. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bệnh nan y dù xa mấy cũng tìm đến cô chữa trị, đã chóng lành bệnh lại không tốn tiền. Cô không nhận của ai dù là một lễ vật nhỏ nào.
Cô bỏ ngoài tai rất nhiều lời cầu hôn của các bậc vương tôn công tử mà dốc hết sức lực vào công việc cứu nhân độ thế. Đến năm 50 tuổi, dân làng tôn Bà là Đức Bà Hằng Cứu Thế. Một ngày kia Bà cho biết: Đến trung tuần tháng hai Bà sẽ đi nơi khác. Sáng hôm ấy, Bà ngồi kiết già trước nhà và di ngôn Bà sẽ nhập Bồng Lai trước giờ Ngọ ngày 12/2 âm lịch.
Theo di ngôn của Bà, dân làng không dùng vải vóc để tẩm liệm mà chỉ liệm bằng hoa lá thiên nhiên đặt tại đình làng cho đến hết tuần thất (bảy ngày). Các chức sắc, hào mục trong làng thay phiên nhau túc trực lo hương khói bảy ngày, bảy đêm.
Người đời thương tiếc nên để đền đáp ơn đức của Bà, họ xây dựng một ngôi dinh thờ Bà rất trang nghiêm, theo phong cách lăng tẩm và cung nghinh chiếc hòm hoa sứ trắng đã tẩm liệm thân xác Bà từ trước về thờ phụng, hằng năm hành lễ. Mộ Bà hiện vẫn nằm trong dinh. 

 Có thoại sử kể rằng: Bà Thu Bồn là người Champa; là nữ tướng có mái tóc dài rất đẹp. Sau khi thua trận, Bà định chạy về Mỹ Sơn nhưng đến làng Thu Bồn thì mái tóc của Bà vướng phải cành cây. Bà ngã từ trên voi xuống nên bị giết chết. Sau này, những thiếu nữ có mái tóc dài thường ít có ai dám đi qua dinh Bà sợ bị Bà “phạt”. Ai chẳng may vô tâm để tóc dài đi ngang qua dinh thường bị Bà hành, phải cắt lọn tóc đó đem dâng Bà. Chính vì vậy mà trước đây trong dinh treo la liệt những lọn tóc của những người vô ý mạo phạm. Tương truyền, Bà làm như vậy là để cảnh báo tác hại của mái tóc dài trong đời sống, lao động của cư dân nông nghiệp, cũng như khi cần lâm trận.
Cũng có thoại sử kể rằng: Bà Thu Bồn hay Bô Bô Phu Nhân là một nữ tướng nhà Lê, bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn bị ngã ngựa, tóc Bà quấn vào chân ngựa nên không chạy thoát kịp Bà bị giặc giết. Nhân dân cảm phục lập lăng thờ Bà và ngay trên mộ Bà có cái chang tóc phụ nữ.
Làng Phường Rạnh (xã Quế Trung, huyện Quế Sơn) cách lăng Bà Thu Bồn khoảng 15km ngược lên thượng nguồn sông Thu cũng có một địa điểm thờ Bà Thu Bồn. Tương truyền Bà tạ thế ở Phường Rạnh, theo dòng nước mà trôi xuống vùng Thu Bồn bây giờ, rồi dân xây mộ, lập lăng thờ Bà. Sau khi chết Bà hiển linh, được sắc phong “Thục Hạnh Mỹ Đức”. Bà lấy ông Cao Cát đại vương dưới âm, có nộp cheo cho làng Thu Bồn một con bò tót và mấy quan tiền. Khi Bà chưa được sắc phong thì ghe đi ngang qua Ghềnh Bà, thường tự nhiên phát lửa và cháy rụi buồm.
Cho đến bây giờ, ở Phường Rạnh vẫn còn một số địa danh gắn với Bà như Ao Bà, Ruộng Bà, Bãi Bà, Ghềnh Bà và một trong số các địa danh đó đã đi vào ca dao, tục ngữ ở địa phương:
Ghềnh Bà cá lội tung tăng
Thác Ông chim gáy cát giăng bãi bồi.
Vua Minh Mạng đã sắc phong Bà là Bô Bô Thượng đẳng thần với huệ hiệu “Thục Hạnh Mỹ Đức Bô Bô Phu Nhân”. Như vậy, về truyền thuyết lệ Bà Thu Bồn mặc dầu trên Bài vị ghi là Bô Bô Phu Nhân nhưng dân cư ở đây vẫn quen gọi Bà theo tên của con sông quê hương là Bà Thu Bồn. Bài vị thờ Bà tại lăng được viết bằng chữ Hán pha Nôm,  âm Chăm pa đã được Việt hóa thành Bô Bô.
Như chúng ta đã biết, sông Thu Bồn có ý nghĩa rất đặc biệt. Nếu sông Hằng là sông thiêng của Ấn Độ giáo thì dòng sông Thu Bồn cũng mang ý nghĩa thiêng liêng trong lòng người Chăm pa bên cạnh khu đền tháp Ấn Độ giáo Mỹ Sơn.
Vết tích của nền móng cũ, bia đá và những tượng đá vỡ được xếp dọc hai bên đường kiệt Ông Phật từ lăng Bà vào Mỹ Sơn. Từ đó, ta liên tưởng đến cảnh xưa. Nơi đây thường diễn ra các lễ hội lớn hàng năm. Khi người Việt đến, họ tiếp nhận nền văn hóa của bản địa một cách tinh tế, có sự hỗn dung văn hóa trong tâm thức và cách thể hiện. Từ đó lăng Bà Thu Bồn được người dân địa phương  lấy ngày 12/2 âm lịch hằng năm là ngày mà người Chăm pa xưa tế thần đất và thần sấm sét hay lễ tế Bà Bô Bô - thờ Mẫu, làm ngày tế chính của cư dân người Việt vùng sông nước Thu Bồn - Vu Gia. 
Trước đây lăng Bà được xây dựng phía ngoài gần mép sông, nay do đất sạt lở nên đã được di chuyển vào vị trí mới bây giờ.
Lăng Bà được trùng tu mới hoàn toàn năm 2003, được trùng tu lại năm 2016 theo kiến trúc hiện đại gồm có tiền đường và hậu tẩm. Trước đây, mộ Bà hình oval hơi cong hai đầu nhưng nay qua nhiều lần gia cố nên mộ Bà có hình chữ nhật. Lăng Bà được xây dựng trên một khuôn viên rộng về hướng Đông, phía trước có bình phong, bên phải lăng có tấm bia đá khắc chữ Chăm cổ và một tấm bia đá khắc ghi nội dung di tích đã được  Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 436/QĐ/UBND/2005, ngày 15/2/2005, xếp hạng di tích cấp tỉnh. Bia do Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Duy Xuyên lập.
Ngày nay, lễ hội Lệ Bà đã đi vào tâm thức của mỗi người dân; là dịp để Bà con xa quê thành tâm tri ân công đức của Bà, cầu cho mọi nhà làm ăn thịnh vượng, là nơi để hội tụ gặp gỡ những đôi trai tài, gái sắc thể hiện tài năng của mình. Lễ vật dâng Bà trang trọng; ngoài bánh trái, hoa quả, xôi, gà thì một vật hiến tế không thể thiếu là một con trâu nghé đã làm thịt nhưng chưa chế biến. Phần hội khá hấp dẫn thu hút du khách gần xa và không thể thiếu là môn đua ghe Lệ Bà . 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lễ hội Bà Thu Bồn cùng với lăng thờ Bà có mối quan hệ gắn bó với khu đền tháp Mỹ Sơn nên việc khôi phục lại lễ hội hằng năm là điều cần thiết. Hơn nữa, tính hỗn dung trong văn hóa giữa cư dân bản địa và đồng bào các dân tộc miền núi trong lễ hội đã tạo nên sức cộng cảm lớn trong cộng đồng và mang đầy tính nhân văn.
Mặt khác, tổ chức tốt lễ hội dân gian truyền thống Lệ Bà Thu Bồn cũng góp phần giáo dục ý thức cộng đồng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức trong việc quản lý và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa nói chung và tại địa phương Duy Xuyên nói riêng.
 

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm